Trọng tài quốc tế đã trở thành một phương thức rất phổ biến trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế, đặc biệt là các tranh chấp về thương mại quốc tế. Vậy khái niệm trọng tài thương mại quốc tế là gì? Các nguyên tắc của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như thế nào? Mời các bạn cùng Luật GV Lawyers tìm hiểu ngay nhé!
Khái niệm trọng tài thương mại quốc tế
Khái niệm trọng tài thương mại quốc tế: Trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ Tư pháp quốc tế, nhất là các mối quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết được bằng trọng tài. Theo phương thức này, các bên sẽ nhất trí thỏa thuận với nhau là sẽ đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại một địa chỉ cơ quan trọng tài nhất định nào đó.
Tổ chức trọng tài giải quyết tranh chấp mang tính chất quốc tế khi nó thể hiện một trong ba dấu hiệu được nêu rõ trong Khoản 3 Điều 1 Luật thương mại quốc tế như sau:
- Các bên tham gia vào thỏa thuận trọng tài là các bên có trụ sở ở các nước khác nhau vào thời điểm thực hiện ký kết thỏa thuận trọng tài;
- Một trong những địa điểm sau đây nằm ngoài lãnh thổ mà ở đó các bên có trụ sở: nơi tiến hành việc tố tụng trọng tài, nếu nơi này quy định trong thỏa thuận trọng tài hoặc được xác định căn cứ dựa theo thỏa thuận đó;
- Mọi địa điểm mà ở đó một phần chủ yếu của các nghĩa vụ trong quan hệ thương mại được thực hiện hoặc nơi mà nội dung tranh chấp có mối quan hệ chặt chẽ nhất;
- Các bên thỏa thuận dứt khoát, rõ ràng với nhau là nội dung của thỏa thuận trọng tài có liên quan đến hơn một nước.
Ưu, nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc
Ưu điểm
- Thời gian giải quyết nhanh chóng. Đối với tất cả chúng ta thì thời gian vô cùng quý giá vì vậy mà thời gian được so sánh với vàng, đối với những doanh nhân/công ty thời gian còn quan trọng hơn rất nhiều bởi bất cứ sự trì hoãn kéo dài nào cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của họ thì giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài luôn là sự lựa chọn giải quyết được những vấn đề về thời gian do Tòa án – hệ thống được tổ chức theo các cấp xét xử và thủ tục tư pháp phức tạp.
- Giải quyết một cách trung lập nhất: Phương pháp giải quyết tranh chấp trọng tài sẽ giúp cho các bên tranh chấp tự do và bình đẳng để lựa chọn ra địa điểm xét xử trọng tài, ngôn ngữ sử dụng,.. sẽ không có bất kỳ định kiến hay sự thiên vị nào tồn tại.
- Mang lại sự bảo mật cao: Những tranh chấp thương mại quốc tế luôn là những rắc rối ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp, liên quan tới bí mật thương mại, các mặt tiêu cực của hàng hóa kinh doanh, chất lượng sản phẩm,… Hội đồng trọng tài được thành lập để thực hiện xét xử tranh chấp theo cách thức xét xử kín tách rời khỏi sự chú ý của dư luận.
- Phán quyết của trọng tài thương mại quốc tế là chung thẩm: Đa số các phán quyết của trọng tài thương mại quốc tế đều được thi hành với sự trợ giúp của nhà nước trừ trường hợp phán quyết đã bị hủy bởi tòa án do vi phạm các thủ tục tố tụng trọng tài. Vì có tính chung thẩm nó buộc các bên liên quan phải thi hành.
Nhược điểm
Hiện nay, nhược điểm lớn nhất mà việc giải quyết các tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc tế đang gặp phải đó là: một khi sự thiện chí của các bên liên quan không còn việc giải quyết bằng phương pháp trọng tài thương mại quốc tế sẽ rất khó được thực hiện cũng như được thi hành.
Các loại trọng tài thương mại quốc tế cần biết
Trọng tài thương mại ad – hoc
Là trọng tài được thành lập bởi các bên đương sự, với mục đích là giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể nào đó, sau khi giải quyết tranh chấp xong thì nó tự giải thể.
- Đặc điểm: Không có trụ sở cố định như đối với trọng tài thường trực; không lệ thuộc vào bất kỳ quy tắc xét xử nào và thường chỉ có một trọng tài viên duy nhất đứng ra do các bên thống nhất lựa chọn.
- Ưu điểm: Rất gọn nhẹ và linh hoạt; thời gian thực hiện xét xử ngắn, hai bên dễ dàng đi đến các thỏa thuận chung, chi phí ít;
- Nhược điểm: Nó phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác, phối hợp của các bên liên quan. Hơn nữa vì nó không có quy tắc tố tụng riêng nên phụ thuộc vào hệ thống luật nơi thực hiện xét xử của trọng tài.
Trọng tài thường trực
Là trọng tài có tổ chức được thành lập ra để hoạt động một cách thường xuyên, có trụ sở và điều lệ rõ ràng, có quy tắc xét xử riêng. Ban trọng tài có thể là một trọng tài viên được chọn trong số các trọng tài viên niêm yết của trung tâm trọng tài hoặc có thể có là ba trọng tài.
Cơ chế pháp lý giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc tế
Luật áp dụng để thực hiện xét xử tranh chấp là luật mà trọng tài dùng để xem xét việc thực hiện các nghĩa vụ của các bên tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Luật này gọi là luật áp dụng cho hợp đồng.
Đối với các tranh chấp thương mại nội địa, đương nhiên, luật được áp dụng trong hợp đồng là luật quốc gia, chẳng hạn như ở Việt Nam thì căn cứ vào luật thương mại, luật đất đai, pháp lệnh hợp đồng kinh tế,… Vấn đề về việc chọn luật áp dụng trong hợp đồng không đặt ra với các hợp đồng nội.
Trong thương mại quốc tế, luật của rất nhiều nước có liên quan đến mối quan hệ của các bên trong hợp đồng và cùng có khả năng thực hiện điều chỉnh hợp đồng ngang nhau. Giữa các nguồn luật đó luôn luôn tồn tài hiện tượng xung đột luật, vì thế khi đưa tranh chấp ra trọng tài, các bên đương sự phải thoả thuận và thống nhất với nhau về luật áp dụng trong hợp đồng. Các nguồn luật được áp dụng trong thương mại quốc tế bao gồm: Các điều ước quốc tế, các tập quán thương mại quốc tế và luật quốc gia. Trong đó:
Điều ước quốc tế: Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 trong Luật Điều ước quốc tế 2016 có quy định về khái niệm điều ước quốc tế như sau:
Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.
Tập quán thương mại: Căn cứ vào pháp lý tại Điều 3 trong Luật Thương mại 2005 có định nghĩa rõ:
Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.
Luật quốc gia: Luật quốc gia là hệ thống các quy phạm về pháp luật có mối liên hệ nội tại đã được thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện rõ trong các văn bản do nhà nước ban hành theo các trình tự thủ tục và hình thức nhất định. Luật quốc gia được xây dựng dựa trên cơ sở ý chí của nhà nước sở tại, không có sự tự nguyện.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về khái niệm trọng tài thương mại quốc tế cùng các thông tin liên quan để các bạn tham khảo. Để được hỗ trợ và tư vấn giải quyết các tranh chấp hợp đồng thương mại; Tư vấn thẩm quyền, các điều kiện giải quyết các tranh chấp của Trọng tài….Hay có bất cứ thắc mắc gì cần luật sư tư vấn vui lòng liên hệ đến Luật GV Lawyers qua hotline +84 (28) 3622 3555.