Liquidated damages là gì? Trong bài viết này Luật GV Lawyers sẽ giải nghĩa đồng thời cung cấp một số thông tin liên quan. Nội dung trong bài viết trên đây chỉ nhằm mục đích tham khảo, để được hỗ trợ tư vấn về liquidated damages – bồi thường thiệt hại, quý khách vui lòng liên hệ đến GV Lawyers thông qua tổng đài +84 (28) 3622 3555!
Tìm hiểu về liquidated damages là gì?
Liquidated damages là gì? Dịch ra tiếng việt có nghĩa là bồi thường thiệt hại. Bồi thường thiệt hại là một trong những trách nhiệm dân sự với mục đích buộc bên có hành vi gây ra các thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách thực hiện đền bù các tổn thất về vật chất và tinh thần cho bên bị thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất chính là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính bằng tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, các chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.
Liquidated damages là gì? Bồi thường thiệt hại được áp dụng trong các trường hợp:
- Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: Đây là loại thiệt phát sinh do các bên có nghĩa vụ theo thỏa thuận ký kết trong hợp đồng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng từ đó gây ra thiệt hại cho các bên liên quan.
- Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Thiệt hại xuất phát từ hành vi xâm phạm đến tính mạng, đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, sự uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác (Thiệt hại này không phát sinh từ quan hệ hợp đồng).
Căn cứ phát sinh trách nhiệm về bồi thường thiệt hại như thế nào?
Căn cứ phát sinh trách nhiệm liquidated damages – bồi thường thiệt hại bao gồm 3 yếu tố:
- Có thiệt hại xảy ra, và thiệt hại được định lượng bằng tiền.
- Có hành vi vi phạm hợp đồng đã ký kết hoặc hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức là nguyên nhân dẫn đến các thiệt hại xảy ra.
- Có căn cứ phát sinh về trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận tại hợp đồng hoặc quy định trong văn bản pháp luật.
Dựa trên ba căn cứ trên mà người yêu cầu bồi thường thiệt hại phải có nghĩa vụ xuất trình các chứng cứ chứng minh cho: Quyền được yêu cầu bồi thường về thiệt hại và Cách xác định mức độ thiệt hại. Các loại thiệt hại cũng được pháp luật định lượng, qua định và hướng dẫn chi tiết cho các trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Đối với bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
- Hợp đồng thương mại căn cứ pháp luật để đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại áp dụng theo Khoản 2 Điều 302 trong Luật thương mại 2005: Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
- Hợp đồng dân sự được căn cứ pháp luật để yêu cầu bồi thường thiệt hại áp dụng theo Điều 361 trong Bộ luật dân sự 2015: Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm cả thiệt hại về vật chất và tinh thần. Điều 419 quy định cụ thể về xác định thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng. Theo đó, thiệt hại bồi thường sẽ bao gồm:
- 1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.
- 2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
- 3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.
Đối với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hợp đồng
Căn cứ phát sinh chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là cơ sở pháp lý mà dựa vào đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Về căn cứ phát sinh trách nhiệm Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.
Như vậy, trong Bộ luật dân sự 2015, căn cứ xác định về chịu trách nhiệm Bồi thường thiệt hại là “hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại”. Theo quy định tại Điều 604 trong Bộ luật dân sự 2005, trách nhiệm Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng yêu cầu đối tượng gây thiệt hại phải có “lỗi cố ý hoặc vô ý”. Với quy định như vậy, ngoài việc chứng minh đối tượng gây ra thiệt hại có hành vi trái pháp luật, đối tượng bị thiệt hại cần phải chứng minh được đối tượng gây thiệt hại có lỗi.
Cách xác định thiệt hại khi có yêu cầu bồi thường thiệt hại
Xác định thiệt hại khi yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do vi phạm các nghĩa vụ hợp đồng đó là thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ trong đó:
- Thiệt hại phát sinh từ vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng thương mại ký kết đã có bao gồm khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm lẽ ra được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
- Thiệt hại phát sinh từ vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng dân sự ký kết đã có bao gồm khoản lợi ích mà lẽ ra bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại được hưởng do hợp đồng mang lại.
- Thiệt hại được xem xét dựa trên cơ sở yếu tố lỗi cố ý hoặc vô ý của người không thực hiện hoặc thực hiện nhưng không đúng hợp đồng.
- Thiệt hại được xem xét dựa trên cơ sở sự thiện chí trong việc khắc phục hành vi vi phạm và thiện chí đàm phán, thương lượng trong việc giải quyết tranh chấp.
Xác định thiệt hại khi yêu cầu bồi thường các thiệt hại ngoài hợp đồng ký kết
Chi phí thuê Luật sư, chi phí thuê phiên dịch và các chi phí tố tụng không phải là các thiệt hại được mặc định được yêu cầu bồi thường. Mức thiệt hại được Bộ luật dân sự quy định rõ ràng cho từng loại sau:
✔ Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Khoản 1 Điều 589 trong Bộ luật dân sự 2015 quy định về: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
- Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
- Thiệt hại khác do luật quy định.
✔ Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Khoản 1 Điều 590 trong Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ ràng như sau:
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
- a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
- c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
- d) Thiệt hại khác do luật quy định.
✔ Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Khoản 1 Điều 591 trong Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
- Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
- a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
- b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- d) Thiệt hại khác do luật quy định.
✔ Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Khoản 1 Điều 592 trong Bộ luật dân sự 2015 quy định.
Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
- a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
- b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
- c) Thiệt hại khác do luật quy định.
Nội dung trong bài viết trên đây chỉ nhằm mục đích tham khảo, Quý khách vui lòng liên hệ đến GV Lawyers để nhận được thông tin tư vấn cụ thể hơn về vụ việc.