Cập nhập về quy tắc tố tụng trọng tài VIAC – Quy tắc được áp dụng để giải quyết các vụ tranh chấp tại VIAC. Mọi thông tin GV Lawyers chia sẻ dưới đây chỉ mang tính tham khảo, để được hỗ trợ tư vấn cụ thể, Quý khách hãy liên hệ đến tổng đài +84 (28) 3622 3555.
Giới thiệu về VIAC – Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (tên tiếng anh là Vietnam International Arbitration Centre, được viết tắt là VIAC), được thành lập theo Quyết định số 204/TTg ngày 28/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ. Trung tâm được hợp nhất từ Hội đồng Trọng tài Ngoại thương (năm 1963) và Hội đồng Trọng tài Hàng hải (năm 1964).
Theo quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003, Luật Trọng tài thương mại 2010 và Điều lệ hiện hành, VIAC chính là tổ chức độc lập. Phán quyết của các Hội đồng Trọng tài thuộc VIAC là chung thẩm và được công nhận, thi hành tại Việt Nam và tại hơn 170 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới theo Công ước về Công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài (Công ước New York 1958).
VIAC là một trong những trung tâm có nhiều trọng tài viên nhất, cũng như được nhiều doanh nghiệp/thương nhân lựa chọn làm nơi giải quyết các tranh chấp nhất tại Việt Nam.
Với bề dày hơn 50 năm hoạt động, trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam này đã giải quyết hàng nghìn vụ tranh chấp liên quan đến nhiều mảng như vận tải, bảo hiểm, xây dựng, mua bán hàng hóa, đầu tư, tài chính, ngân hàng… các bên tranh chấp đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Phát triển cùng tiêu chí minh bạch, uy tín, linh hoạt, thân thiện, hiệu quả, trung tâm đã phát triển, là chỗ dựa về công lý cho cộng đồng các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tìm hiểu về quy tắc tố tụng trọng tài VIAC
Phạm vi áp dụng
- Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (“Quy tắc”) được áp dụng để giải quyết các vụ tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.
- Quy tắc này được áp dụng để giải quyết các vụ tranh chấp có tố tụng trọng tài bắt đầu từ ngày 01 tháng 03 năm 2017, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
Tham gia tố tụng trọng tài
- Các bên có thể trực tiếp tham gia hoặc ủy quyền bằng văn bản cho người đại diện tham gia tố tụng trọng tài.
- Hội đồng Trọng tài hoặc Trung tâm, nếu Hội đồng Trọng tài chưa được thành lập, có quyền yêu cầu các bên cung cấp chứng cứ chứng minh thẩm quyền của người tham gia tố tụng trọng tài.
Đơn khởi kiện
Đây là một trong những điều khoản nội bật trong quy tắc tố tụng trọng tài VIAC mà Quý khách nên nắm rõ. Cụ thể:
- Một bên muốn khởi kiện ra Trung tâm phải gửi Đơn khởi kiện tới Trung tâm.
- Đơn khởi kiện phải có các nội dung sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm Đơn khởi kiện;
- Tên, địa chỉ của các bên;
- Tóm tắt nội dung của vụ tranh chấp;
- Cơ sở khởi kiện;
đ) Trị giá của vụ tranh chấp và các yêu cầu khởi kiện khác của Nguyên đơn;
- Tên của người được Nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc yêu cầu Trung tâm chỉ định Trọng tài viên theo quy định tại khoản 1 Điều 12 hoặc Điều 13 của Quy tắc này;
- Chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc của người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp Nguyên đơn là tổ chức; chữ ký của cá nhân hoặc của người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp Nguyên đơn là cá nhân.
- Kèm theo Đơn khởi kiện phải có thỏa thuận trọng tài và các tài liệu khác có liên quan.
- Đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài và các tài liệu khác có liên quan phải được gửi đủ số bản theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quy tắc này.
Đơn kiện lại
- Bị đơn có quyền kiện lại Nguyên đơn. Đơn kiện lại phải căn cứ vào thỏa thuận trọng tài mà dựa vào đó Nguyên đơn đã khởi kiện Bị đơn. Đơn kiện lại phải bằng văn bản riêng, độc lập với Bản tự bảo vệ. Đơn kiện lại phải được gửi tới Trung tâm vào cùng thời điểm gửi Bản tự bảo vệ.
- Đơn kiện lại phải có các nội dung sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm Đơn kiện lại;
- Tên, địa chỉ của các bên;
- Tóm tắt nội dung của vụ kiện lại;
- Cơ sở kiện lại;
- Trị giá của vụ kiện lại và các yêu cầu khác của Bị đơn;
- Chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc của người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp Bị đơn là tổ chức; chữ ký của cá nhân hoặc của người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp Bị đơn là cá nhân.
- Đơn kiện lại và các tài liệu có liên quan phải được gửi đủ số bản theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quy tắc này.
- Trừ khi các bên có thỏa thuận khác về thời hạn, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Đơn kiện lại, các tài liệu có liên quan và phí trọng tài được quy định tại Điều 35 của Quy tắc này, Trung tâm gửi tới Nguyên đơn Thông báo, Đơn kiện lại và các tài liệu có liên quan.
- Trừ khi các bên có thỏa thuận khác về thời hạn, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp theo của ngày nhận được Thông báo, Đơn kiện lại và các tài liệu có liên quan, Nguyên đơn phải gửi tới Trung tâm Bản tự bảo vệ đối với Đơn kiện lại đủ số bản theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quy tắc này.
- Đơn kiện lại được giải quyết đồng thời bởi chính Hội đồng Trọng tài giải quyết Đơn khởi kiện của Nguyên đơn.
Số lượng Trọng tài viên
- Vụ tranh chấp được giải quyết bởi Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất.
- Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận vụ tranh chấp được giải quyết bởi Hội đồng Trọng tài gồm Trọng tài viên duy nhất thì vụ tranh chấp được giải quyết bởi Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên.
Các điều khoản khác trong quy tắc tố tụng trọng tài VIAC
Ngoài những điều nêu trên, các bạn hãy tìm hiểu thêm các điều khoản được ghi trong quy tắc tố tụng trọng tài VIAC như:
Điều 3. Việc gửi thông báo, tài liệu; cách tính thời hạn
Điều 5. Bắt đầu tố tụng trọng tài
Điều 6. Tranh chấp từ nhiều hợp đồng
Điều 8. Gửi Thông báo và Đơn khởi kiện
Điều 9. Bản tự bảo vệ
Điều 11. Số lượng Trọng tài viên
Điều 12. Thành lập Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên
Điều 13. Thành lập Hội đồng Trọng tài gồm Trọng tài viên duy nhất
Điều 14. Rút Đơn khởi kiện, Đơn kiện lại; sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện, Đơn kiện lại, Bản tự bảo vệ và Bản tự bảo vệ đối với Đơn kiện lại
Điều 15. Gộp nhiều vụ tranh chấp vào một vụ tranh chấp
Điều 16. Các quy định chung đối với Trọng tài viên
Điều 17. Thay đổi Trọng tài viên
Điều 18. Thẩm quyền xác minh sự việc của Hội đồng Trọng tài
Điều 19. Thẩm quyền thu thập chứng cứ của Hội đồng Trọng tài
Điều 20. Thẩm quyền triệu tập người làm chứng của Hội đồng Trọng tài
Điều 21. Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng Trọng tài
Điều 22. Địa điểm trọng tài
Điều 23. Ngôn ngữ trọng tài
Điều 24. Luật áp dụng giải quyết vụ tranh chấp
Điều 25. Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp
Điều 26. Hoãn phiên họp giải quyết vụ tranh chấp
Điều 27. Việc vắng mặt của các bên
Điều 28. Thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài
Điều 29. Hòa giải
Điều 30. Đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp
Điều 31. Nguyên tắc lập Phán quyết trọng tài và các Quyết định của Hội đồng Trọng tài
Điều 32. Phán quyết trọng tài
Điều 33. Sửa chữa và giải thích Phán quyết trọng tài; lập Phán quyết trọng tài bổ sung
Điều 34. Phí trọng tài
Điều 35. Việc nộp phí trọng tài
Điều 36. Quyết định về phí trọng tài và các chi phí khác
Điều 37. Thủ tục rút gọn
Điều 38. Điều khoản chung
Trên đây là những thông tin chia sẻ về quy tắc tố tụng trọng tài VIAC để Quý khách tham khảo. Để được hỗ trợ tư vấn chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến Luật, Quý khách hãy liên hệ đến GV Lawyers qua thông tin chi tiết bên dưới website.