Trong bài viết này, GV Lawyers xin chia sẻ các thông tin tham khảo về Trọng tài Quốc tế và Luật Trọng tài Quốc tế. Nổi bật nhất là Luật mẫu về Trọng tài Quốc tế của UNCITRAL do Uỷ ban Liên Hợp Quốc về luật thương mại quốc tế thông qua vào ngày 21/6/1985.
Thông tin chỉ nhằm mục đích tham khảo, Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến GV Lawyers để nhận được thông tin tư vấn cụ thể hơn.
Tìm hiểu về Trọng tài Quốc tế là gì?
Trọng tài Quốc tế được hiểu là cơ quan hoặc phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thuộc lĩnh vực điều chỉnh của tư pháp quốc tế mà pháp luật cho phép được giải quyết bằng trọng tài.
Giới thiệu cơ bản về Luật Trọng tài Quốc tế – Luật mẫu về Trọng tài Quốc tế của UNCITRAL
Luật Trọng tài Quốc tế, nổi bật là luật mẫu UNCITRAL là văn bản do Uỷ ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế thông qua ngày 21/6/1985, quy định về các vấn đề liên quan đến Trọng tài Thương mại Quốc tế.
Luật mẫu về Trọng tài Thương mại Quốc tế UNCITRAL gồm 8 chương với 36 điều:
- Chương I – Những quy định chung;
- Chương II – Thoả thuận trọng tài;
- Chương III – Thành phần của trọng tài;
- Chương IV – Thẩm quyền của trọng tài;
- Chương V – Điều hành tố tụng trọng tài;
- Chương VỊ – Tuyên phán quyết và kết thúc tố tụng trọng tài;
- Chương VII – Kháng nghị chống lại phán quyết trọng tài;
- Chương VIII – Công nhận và cho thi hành các phán quyết của trọng tài.
Dựa vào nội dung của Luật Trọng tài Quốc tế trên, các tổ chức trọng tài thương mại của các nước có thể xây dựng nên các quy chế cho hoạt động của mình.
Tìm hiểu chi tiết về thẩm quyền của Trọng tài và quy định về yêu cầu Tòa án bác bỏ phán quyết của Trọng tài
THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA ỦY BAN TRỌNG TÀI
Theo Luật Trọng tài Quốc tế, cụ thể là Luật mẫu UNCITRAL có nếu rõ về thẩm quyền xét xử của Uy ban Trọng tài như sau:
Điều 16: Thẩm quyền của ủy ban trọng tài quy định thẩm quyền xét xử của mình
- Ủy ban trọng tài có thể quyết định về thẩm quyền xét xử của chính mình, kể cả những ý kiến phản đối về sự tồn tại hoặc giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài. Vì mục đích này, Điều khoản trọng tài trở thành bộ phận của hợp đồng sẽ được coi là thỏa thuận độc lập với các Điều khoản khác của hợp đồng. Quyết định của ủy ban Trọng tài về hợp đồng bị vô hiệu không làm cho Điều khoản trọng tài bị vô hiệu theo.
- Ðơn yêu cầu về việc ủy ban Trọng tài không có thẩm quyền sẽ phải đưa ra không muộn hơn với việc nộp bản biện hộ. Không thể ngăn cản bên đưa ra đơn yêu cầu này chỉ vì đã chỉ định trọng tài viên hoặc tham gia việc chỉ định trọng tài viên. Ðơn yêu cầu về việc ủy ban Trọng tài vượt quá phạm vi được ủy quyền phải được đưa ra ngay khi nhận thấy sự kiện được cho là vượt quá thẩm quyền của ủy ban Trọng tài nảy sinh trong quá trình tố tụng Trọng tài. Một trong hai trường hợp này, uỷ ban Trọng tài có thể chấp nhận đơn yêu cầu sau nếu uỷ ban xét thấy sự trì hoãn này là hợp lý.
- Ủy ban trọng tài có thể quyết định về đơn yêu cầu chỉ ra ở khoản 2 của Điều này như là vấn đề mở đầu hoặc giải quyết tại phán quyết về nội dung tranh chấp. Nếu ủy ban Trọng tài giải quyết như là một vấn đề mở đầu là ủy ban có thẩm quyền xét xử, thì bất kỳ bên nào cũng có thể, trong vòng 30 ngày sau khi nhận được thông báo về quyết định này, đề nghị toà án được xác định tại Điều 6 quyết định vấn đề này, quyết định này không bị kháng án; trong khi yêu cầu đó đang chờ giải quyết thì ủy ban Trọng tài vẫn có thể tiếp tục tiến hành quá trình tố tụng và đưa ra phán quyết.
Điều 17: Thẩm quyền của ủy ban trọng tài ra các biện pháp tạm thời
Trừ khi các bên có thoả thuận khác, ủy ban Trọng tài có thể theo yêu cầu của một bên buộc bất kỳ bên nào phải tiến hành biện pháp bảo vệ tạm thời khi ủy ban Trọng tài thấy cần thiết đối với nội dung tranh chấp. Ủy ban Trọng tài có thể yêu cầu bất kỳ phía nào đưa ra sự bảo đảm thích hợp về biện pháp trên.
YÊU CẦU TÒA ÁN BÁC PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI
Theo Điều 34, trong Luật Trọng tài Quốc tế – Luật mẫu về Trọng tài Quốc tế của UNCITRAL có quy định như sau:
- Việc yêu cầu tòa án bác phán quyết của trọng tài chỉ có thể được tiến hành thông qua đơn yêu cầu tòa án hủy bỏ phán quyết phù hợp với quy định tại các đoạn (2) và (3) của Điều này.
- Một phán quyết chỉ có thể bị tòa án theo quy định tại Điều 6 hủy bỏ trong trường hợp:
- Bên làm đơn yêu cầu đưa ra những bằng chứng khẳng định rằng:
- Một trong các bên ký kết thỏa thuận trọng tài theo qui định tại Điều 7 không đủ năng lực ký kết thỏa thuận đó; hoặc thỏa thuận nói trên không có giá trị pháp lý theo luật mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo luật của nước nơi phán quyết được tuyên trong trường hợp mà các bên không ghi rõ; hoặc
- Bên phải thi hành phán quyết không được thông báo một cách đầy đủ về việc chỉ định trọng tài viên hoặc tố tụng trọng tài hoặc nói cách khác không thể thực hiện việc tranh tụng của mình; hoặc
iii. Phán quyết giải quyết tranh chấp không được qui định hoặc không nằm trong phạm vi các Điều khoản của thoả thuận đưa ra trọng tài giải quyết, hoặc phán quyết này bao gồm những quyết định về các vấn đề vượt quá phạm vi của thỏa thuận trọng tài giải quyết với Điều kiện là những quyết định về các vấn đề đưa ra trọng tài giải quyết có thể tách ra khỏi những vấn đề không được đưa ra trọng tài và chỉ có phần của phán quyết chứa đựng các quyết định về vấn đề không được nêu ra trọng tài giải quyết có thể bị hủy bỏ; hoặc
- Thành phần của ủy ban trọng tài hoặc tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận giữa các bên trừ trường hợp thỏa thuận này trái với Điều khoản trong luật này mà các bên không thể vi phạm được, hoặc nếu không có thoả thuận đó, không phù hợp với luật này; hoặc
- Toà án phát hiện rằng:
- Theo luật của nước đó, vấn đề nội dung tranh chấp không thể giải quyết bằng trọng tài được; hoặc
- Phán quyết mâu thuẫn với chính sách công của quốc gia đó.
- Ðơn yêu cầu hủy bỏ phán quyết không được lập muộn quá ba tháng kể từ ngày bên nộp đơn yêu cầu nhận được phán quyết hoặc nếu đơn yêu cầu được tiến hành theo Điều 33 thì tính từ ngày mà yêu cầu đó được ủy ban trọng tài giải quyết.
- Toà án khi được yêu cầu hủy bỏ phán quyết, có thể, nếu thấy thích hợp và theo yêu cầu của một bên, đình chỉ trình tự hủy bỏ phán quyết trong một thời gian do toà án quyết định để ủy ban trọng tài có cơ hội tiếp tục tiến hành tố tụng trọng tài hoặc tiến hành các hoạt động khác theo ý kiến của ủy ban trọng tài sẽ loại trừ cơ sở để hủy bỏ phán quyết.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về Luật Trọng tài Quốc tế để Quý khách tham khảo. Nếu cần hỗ trợ tư vấn chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến Luật, Quý khách hãy liên hệ đến GV Lawyers qua thông tin chi tiết bên dưới website.