Nếu bạn đang thắc mắc về cách đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ được thực hiện như thế nào? Thì bạn không nên bỏ qua bài viết dưới đây. Nhãn hiệu được xem là một trong những tài sản vô hình rất có giá trị doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc thực hiện đăng ký nhãn hiệu là tiền đề để cho mỗi hàng hóa và dịch vụ bước chân vào thị trường và chính là nền tảng cho sự phát triển tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Ngoài ra nhãn hiệu chính là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của đơn vị kinh doanh này với đơn vị kinh doanh khác. Để hiểu hơn về cách đăng ký nhãn hiệu được thực hiện như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung sau:
Chủ thể được quyền đăng ký nhãn hiệu
Chủ thể được thực hiện đăng ký nhãn hiệu bao gồm cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức (Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ). Trong đó, gồm có:
- Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam;
- Cá nhân, tổ chức nước ngoài.
Nếu như chủ thể là cá nhân hay công ty Việt Nam có thể tự mình đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Hoặc thông qua đại diện sở hữu trí tuệ để tiến hành đăng ký nhãn hiệu. Đối với cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam cần phải tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua công ty đại diện Sở hữu trí tuệ của Công ty luật.
Lưu ý: Nhãn hiệu khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nếu không được sử dụng trong thời gian năm năm liên tục thì sẽ bị chủ thể khác yêu cầu chấm dứt hiệu lực.
Phân nhóm sản phẩm, hàng hóa của nhãn hiệu
Phân nhóm nhãn hiệu đăng ký được dựa vào bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ) đã được cả thế giới áp dụng. Tất cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trường có rất nhiều loại nhưng dựa theo Bảng phân loại nhãn hiệu cũng chỉ có tất cả 45 nhóm. Trong đó, gồm có 34 nhóm cho hàng hóa và 11 nhóm cho dịch vụ. Tại Việt Nam, tính phí đăng ký nhãn hiệu căn cứ vào nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Do đó, khách hàng càng đăng ký nhiều nhóm dịch vụ, hàng hóa sẽ càng tăng mức phí đăng ký.
Bạn đọc có thể tham khảo bài viết Nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu theo quy định để hiểu chi tiết về nhóm sản phẩm, dịch vụ này.
Các bước tiến hành tra cứu và đăng ký nhãn hiệu
Nhằm hỗ trợ cá nhân, doanh nghiệp xác lập quyền đối với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình trước khi ra thị trường một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất. Chúng tôi sẽ hướng dẫn quy trình tra cứu, đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa và dịch vụ trong năm 2020 như sau:
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Quý Khách hàng gửi mẫu nhãn hiệu cùng danh mục sản phẩm và dịch vụ mang nhãn hiệu cho Công ty Luật để tra cứu sơ bộ và đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu.
Tra cứu sơ bộ miễn phí: Công ty sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ miễn phí cho khách hàng nhằm đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu trong vòng 1 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin.
Tra cứu chuyên sâu: Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện xuất phát từ người nộp đơn. Tuy nhiên, nên thực hiện thủ tục này vì đây là bước đầu tiên và quan trọng nhằm đánh giá sơ bộ một nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không?
Tuy nhiên, việc tra cứu nhãn hiệu chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng (một phần có liên quan đến quyền ưu tiên khi đăng ký nhãn hiệu như đã trình bày mục trên).
Hồ sơ tra cứu nhãn hiệu: 3 mẫu nhãn hiệu có kích thước lớn hơn 3×3 cm nhưng không vượt quá 8×8 cm.
Kết quả tra cứu nhãn hiệu: Bảng thông báo về kết quả tra cứu nhãn hiệu.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và theo dõi quá trình đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
Giai đoạn 1: Nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu (nộp đơn đăng ký nhãn hiệu):
Sau khi thực hiện tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký, Công ty Luật đại diện sẽ tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ cho đơn đăng ký của khách hàng.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:
- Giấy uỷ quyền (mẫu gửi kèm)
- 1 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm và không vượt quá 8×8 cm)
- Danh mục sản phẩm và dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu.
- Công ty Luật đại diện sẽ chuẩn bị các hồ sơ còn lại theo quy định cho đơn đăng ký nhãn hiệu.
Ngoài tài liệu cần thiết nêu trên khi khách hàng đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hồ sơ cần cung cấp thêm:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận/nhãn hiệu tập thể.
- Bản thuyết minh về chất lượng, tính chất đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể được dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù. Hoặc là nhãn hiệu có chứng nhận chất lượng của sản phẩm hay là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
- Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu có chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Kết quả giai đoạn 1: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Giai đoạn 2: Thẩm định về hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời hạn thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu 1 tháng kể từ ngày phải nộp đơn.
- Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cân nhắc đơn có đủ điều kiện về mẫu nhãn, hình thức, quyền nộp đơn, chủ sở hữu đơn, phân nhóm,…
- Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
- Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ Thông báo không chấp nhận đơn. Và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi dựa trên yêu cầu và nộp công văn sửa đổi tại Cục sở hữu trí tuệ.
Thời gian công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 2 tháng kể từ ngày có Thông báo về chấp nhận đơn hợp lệ.
Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là thông tin có liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo về chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục dịch vụ, hàng hóa kèm theo.
Giai đoạn 3: Thẩm định về nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu:
Thời hạn thẩm định nội dung: 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.
- Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
- Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.
Kết quả giai đoạn 3: Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và nộp lệ phí cấp bằng
Giai đoạn 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, bàn giao cho khách hàng
Kết quả giai đoạn 4: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Công ty Luật đại diện thông báo cho Doanh nghiệp để tiến hành nộp lệ phí cấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu để giao lại cho khách hàng.
Thời hạn cấp văn bằng: 2-3 tháng kể từ ngày nộp lệ phí để cấp văn bằng.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, việc đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ sẽ trở nên đơn giản hơn sau khi bạn đọc đã tham khảo xong bài viết tham khảo dưới đây.