Bạn đang tìm hiểu về thủ tục chuyển nhượng vốn Công ty Trách nhiệm hữu hạn . Việc chuyển nhượng vốn được hiểu là chủ sở hữu chuyển giao một phần hay toàn bộ quyền và nghĩa vụ của mình cho thành viên, tổ chức mà không phải là thành viên của công ty. Vậy thủ tục chuyển nhượng được thực hiện ra sao? Với những hình thức nào? Mời bạn đọc cùng GV Lawyers tham khảo bài viết dưới đây.
Chuyển nhượng vốn Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Về nguyên tắc thành viên Công ty TNHH thành viên cần phải tiến hành thủ tục chặt chẽ như sau:
- Chào bán cho các thành viên khác của công ty trong cùng điều kiện, theo tỷ lệ phần vốn góp.
- Kể từ ngày chào bán 30 ngày mà không có ai mua hay không mua hết thì thành viên có thể chuyển nhượng cho cá nhân và tổ chức không phải là thành viên.
Nếu so sánh với sự chuyển nhượng vốn Công ty TNHH với công ty cổ phần thì trong công ty trách nhiệm hữu hạn hạn chế việc chuyển nhượng vốn cho người không phải là thành viên. Còn trong công ty cổ phần thì tính chất chuyển nhượng cổ phần mang tính tự do và linh hoạt hơn.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mang tính “đóng”. Quy định này bảo đảm tính cân bằng về lợi ích và nguyên tắc. Phần vốn góp đó phải được chào bán theo một tỷ lệ tương ứng cho những thành viên còn lại.
Ngoại lệ của nguyên tắc chuyển nhượng vốn Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Pháp luật cũng rất linh hoạt và mềm dẻo khi quy định hai trường hợp. Mà tại đó, thành viên không cần chào bán cho các thành viên còn lại trong công ty mà có thể tự do chuyển nhượng vốn Công ty TNHH là:
- Trường hợp thành viên thực hiện trả nợ bằng vốn góp.
- Trường hợp mà thành viên được quyền yêu cầu công ty mua lại theo đúng quy định pháp luật tại Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2014 mà thành viên có yêu cầu công ty mua lại. Và nếu công ty không mua lại trong thời gian 15 ngày từ ngày có yêu cầu thì thành viên có quyền chuyển nhượng vốn tự do.
Thời điểm chuyển nhượng vốn góp thành công
Kể từ khi các thông tin được quy định tại Điểm b, c và đ Khoản 1 Điều 49 của Luật Doanh nghiệp của người mua sẽ được ghi vào sổ đăng ký thành viên thì người chuyển nhượng mới chấm dứt quyền, nghĩa vụ với công ty tương ứng với số vốn góp.
Hệ quả của việc chuyển nhượng vốn Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Hệ quả của việc chuyển nhượng vốn trong Công ty TNHH hai thành viên trở lên:
- Trường hợp có tiếp nhận thành viên mới trong Công ty TNHNN hai thành viên trở lên cần tiến hành làm thủ tục đăng ký thay đổi thành viên.
- Vốn điều lệ của công ty không thay đổi và công ty tiến hành thay đổi, bổ sung thành viên.
- Trường hợp cá nhân chuyển nhượng vốn Công ty TNHH thì cần chú ý đến việc đóng thuế TNCN theo đúng quy định của pháp luật về thuế.
- Trường hợp việc chuyển nhượng dẫn đến chỉ còn một thành viên thì trong 15 ngày hoàn thành chuyển nhượng công ty phải thay đổi loại hình doanh nghiệp, đồng thời đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
Chuyển nhượng vốn Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Việc chuyển nhượng vốn Công ty TNHH một thành viên đơn giản hơn so với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên thành viên trở lên do chỉ có một chủ sở hữu duy nhất. Tuy nhiên, nếu thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có nhu cầu chuyển nhượng vốn thì có hai trường hợp xảy ra:
- Thành viên Công ty TNHH một thành viên chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho cá nhân và tổ chức khác thì công ty phải tiến hành thay đổi chủ sở hữu.
- Nếu thành viên của Công ty TNHH một thành viên chuyển nhượng một phần phần vốn góp cho cá nhân hay tổ chức khác thì lúc này công ty có hơn một chủ sở hữu. Do vậy phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành: Công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.
Nộp thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng vốn góp
Sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng vốn góp tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Bên chuyển nhượng cổ phần cần phải làm thủ tục nộp thuế thu nhập cá nhân áp dụng khi chuyển nhượng. Mức thuế được nộp tính theo công thức sau:
[Thuế TNCN phải nộp] = [Giá chuyển nhượng từng lần] x [Thuế suất 0,1%]
Chuyển nhượng vốn Công ty Trách nhiệm hữu hạn có thể được thực hiện dưới các hình thức như: bán, tặng, cho, để lại thừa kế. Hy vọng với bài viết tham khảo này, sẽ giúp bạn hiểu hơn về thủ tục chuyển nhượng vốn Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hay Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.