Nhượng quyền thương mại là gì? Những lợi ích của việc nhượng quyền mang lại chắc hẳn là những điều bạn quan tâm. “Tất tần tần” những thông tin bạn đang tìm kiếm đều được chúng tôi tổng hợp trong bài viết “Những lợi ích của nhận nhượng quyền thương mại là gì?” dưới đây
Định nghĩa nhượng quyền thương mại là gì?
Nhượng quyền thương mại, nhượng quyền thương hiệu là hoạt động thương mại và kinh doanh. Trong đó bên nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận nhượng quyền tự tiến hành công việc kinh doanh, mua bán hàng hóa/dịch vụ theo các điều kiện như sau:
- Bên nhượng quyền thương mại sẽ có quyền kiểm soát, hỗ trợ cho bên nhận nhượng quyền trong quá trình kinh doanh. Thậm chí bên nhượng quyền có quyền ngừng hợp tác với bên nhận nhượng quyền nếu cảm thấy làm việc không hiệu quả với các tiêu chuẩn đề ra.
- Việc mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sẽ được tiến hành theo cách tổ chức kinh doanh của bên nhượng quyền đã đưa ra và được gắn liền với tên thương hiệu, bí quyết kinh doanh riêng, biểu tượng kinh doanh, chiến lược quảng cáo kinh doanh….
Ưu điểm của nhượng quyền thương mại mà có thể bạn cần biết
Đối với bên nhượng quyền thương hiệu:
Tận dụng tối đa nguồn vốn từ bên ngoài
Vốn luôn là một vấn đề đáng quan tâm nhất khi một doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Nhưng trong mô hình kinh doanh nhượng quyền này, người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động kinh doanh lại chính là bên nhận nhượng quyền thương hiệu. Điều này giúp cho bên nhượng quyền có thể mở rộng được hoạt động kinh doanh bằng đồng vốn của người khác và giảm chi phí cho chính mình khi thâm nhập thị trường.
Bên cạnh đó, việc phải bỏ vốn kinh doanh là một động lực để thúc đẩy bên nhận quyền phải cố gắng hoạt động có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận hơn nữa cho bên nhượng quyền.
Thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu
Hoạt động quảng cáo càng hiệu quả thì hình ảnh về sản phẩm, thương hiệu sẽ càng được nâng cao từ đó mà giá trị vô hình của công ty càng lớn sẽ càng mang lại nhiều thuận lợi hơn cho bên nhận nhượng quyền thương hiệu khi sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của bên nhượng quyền. Như vậy, cả bên nhượng quền và bên nhận quyền ngày càng sẽ thu được nhiều lợi nhuận từ việc áp dụng hình thức nhượng quyền thương mại này.
Khi sử dụng hình thức nhượng quyền, bên nhượng quyền có được những lợi thế trong quảng cáo, quảng bá thương hiệu của mình một cách hiệu quả hơn. Mở rộng việc kinh doanh và sự xuất hiện ở khắp nơi của chuỗi các cửa hàng sẽ đưa hình ảnh về sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách hàng một cách dễ dàng hơn rất nhiều.
Mở rộng quy mô kinh doanh nhanh chóng
Lợi ích phải kể đến khi nhượng quyền thương mại cho một bên khác, đó chính là bạn có thể mở rộng hoạt động kinh doanh một cách nhanh nhất. Ngày nay, những sự thay đổi trên thị trường luôn diễn ra rất nhanh, nếu bạn không thay đổi, phát triển, mở rộng cùng với thị trường thì bạn sẽ bị các đối thủ cạnh tranh khác qua mặt, những cơ hội kinh doanh cũng từ đó mà trôi qua tầm tay.
Hình thức nhượng quyền thương mại cũng sẽ giúp bên nhượng quyền mở rộng hoạt động kinh doanh, giúp cho sự hiện diện xuất hiện khắp mọi nơi một cách nhanh chóng với hàng trăm cửa hàng trong và ngoài nước mà không có một hình thức kinh doanh nào có thể làm được.
Tối đa hoá thu nhập và tận dụng nguồn lực “địa phương”
Khi nhượng quyền, bên nhận nhượng quyền thương hiệu phải trả tiền bản quyền thuê thương hiệu và tiền phí để được tiếp tục kinh doanh với tên và hệ thống của bên nhượng quyền. Đồng thời bên nhận quyền cũng phải mua sản phẩm, nguyên liệu của bên nhượng quyền nhờ đó mà bên nhượng quyền có thể tối đa hoá nguồn thu nhập của mình.
Thâm nhập và thăm dò về hiệu quả đầu tư trên các thị trường mới một cách nhanh chóng hơn với chi phí rủi ro thấp nhất. Giảm chi phí phát triển thị trường và thêm nguồn thu ổn định từ những khoản phí nhượng quyền. Tạo dựng được một hệ thống liên kết mạnh về thương mại và tài chính.
Đối với bên nhận nhượng quyền thương hiệu:
Sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền
Khi bạn nhận quyền kinh doanh từ bên cho nhượng quyền bạn sẽ tận dụng được thương hiệu đó để tiếp tục đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng nhiều hơn. Được phép sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền. Bạn thừa biết việc tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm sẽ mất một thời gian khá dài mới có thể tạo dựng nên, bên nhượng quyền đã phải mất rất nhiều công sức và thời gian để tạo dựng lên thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng.
Hỗ trợ chiến lược marketing chuyên nghiệp
Một trong những lợi ích được xem là lớn nhất của việc nhận nhượng quyền thương hiệu đó là bên nhận quyền sẽ được nhận sự hỗ trợ về các chiến lược marketing quảng bá từ bên nhượng quyền. Ngoài ra, bên nhượng quyền sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bên nhận quyền để phát triển các chiến lược marketing từ đó mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh. Trong chiến lược marketing, bên nhượng quyền có thể sẽ có trách nhiệm phải trả chi phí cho việc phát triển các công việc quảng bá trong phạm vi quốc gia hay địa phương.
Tận dụng được nguồn nhân lực
Lợi ích nhượng quyền thương mại mà bạn nhận được đó là tận dụng được tối đa nguồn nhân lực. Khi bạn mua lại quyền kinh doanh, bạn chỉ cần tập trung vào việc điều hành các hoạt động kinh doanh. Còn các vấn đề khác như xây dựng chiến lược quảng bá, tiếp thị hay các quy trình vận hành sẽ do bên nhượng quyền chịu trách nhiệm và chuyển giao cho bạn.
Sự trung thành của người tiêu dùng
Đây là lợi ích to lớn nhất mà bên nhận nhượng quyền thương mại được nhận. Bởi sự trung thành của người tiêu dùng về sản phẩm của bên nhượng quyền sẽ giúp cho việc kinh doanh tốt hơn, mang lại lợi nhuận lớn hơn cho bên nhận quyền.
Ít rủi ro
Lợi ích phải kể đến của việc nhận nhượng quyền thương mại là ít rủi ro nhất, bởi quá trình kinh doanh của bên nhượng quyền đã rất vững chắc. Và các sản phẩm và dịch vụ của bên nhượng quyền đều đã được tung ra thị trường được đón nhận, thành công. Đồng thời các bên nhượng quyền cũng đã nắm rõ về sản phẩm, chiến dịch quảng bá dịch vụ của chính mình. Vì thế khi bên nhận nhượng quyền thương mại sẽ ít gặp rủi ro nhất trong cả quá trình kinh doanh của mình về sau này.
Áp dụng được mô hình kinh doanh đã thiết lập
Bên nhượng quyền sẽ cung cấp hoạt động hỗ trợ trong quản lý, bao gồm các thủ tục tài chính, những nhân viên đầy kinh nghiệm, hệ thống quy trình quản lý. Bên nhượng quyền sẽ giúp đỡ cho bên nhận quyền vượt qua được giai đoạn khó khăn khi áp dụng mô hình kinh doanh đã được bên nhượng quyền thiết lập trước đó.
Được ưu đãi khi mua sản phẩm, nguyên liệu
Bên nhận nhượng quyền thương mại sẽ luôn nhận được những sự ưu đãi đặc biệt khi mua các sản phẩm, nguyên liệu của bên nhượng quyền. Bên nhận quyền khi mua nguyên liệu với số lượng lớn còn nhận được tỷ lệ khấu hao hấp dẫn.
Nhược điểm của việc nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại không phải hoàn toàn mang lại lợi ích mà chứa những ẩn số rủi ro như: bên nhượng quyền dễ bị mất quyền kiểm soát, sự tranh chấp giữa các cơ sở kinh doanh, khi các bên nhận nhượng quyền hoạt động kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng xấu đến uy tín thương hiệu,…
Nhận nhượng quyền thương mại thì bạn sẽ không được quyền tự do quyết định hoạt động kinh doanh. Bởi đây không phải là thương hiệu của bạn. Thêm nữa, bạn cũng sẽ phải cạnh tranh với các đơn vị khác trong cùng một hệ thống. Đặc biệt là bạn sẽ bị hạn chế khả năng sáng tạo cũng như đưa ra các chiến lược marketing hiệu quả.
Các hình thức nhượng quyền thương mại phổ biến hiện nay
Nhượng quyền thương mại theo khu vực, lãnh thổ
- Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài: Trung Nguyên, Phở 24 là 2 thương hiệu khá thành công khi nhượng quyền thương hiệu từ Việt Nam ra nước ngoài.
- Trong đó, thương hiệu cà phê Trung Nguyên đã nhượng quyền ở rất nhiều đất nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Mỹ, Đức… Còn Phở 24 đã nhượng quyền tại Jakarta – Indonesia.
- Nhượng quyền thương mại trong nước.
- Nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam: là hình thức các thương hiệu lớn ở nước ngoài nhượng quyền vào Việt Nam. Phải kể đến một số thương hiệu như: KFC, MsDonld’s, CapitaLand, Jollibee, Aeon…
Nhượng quyền thương mại dựa trên tiêu chí kinh doanh
Nhượng quyền phân phối sản phẩm là hình thức kinh doanh mà bên nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận nhượng quyền được phép phân phối sản phẩm họ sản xuất trong phạm vi khu vực và thời gian nhất định. Tuy nhiên bên nhận nhượng quyền sẽ không được phép sử dụng cách thức kinh doanh mà bên nhượng quyền đang áp dụng. Bên nhận nhượng quyền chỉ được sử dụng biểu tượng, tên nhãn hiệu, slogan và logo…
Nhượng quyền thương hiệu sử dụng công thức kinh doanh: đây là hình thức nhượng quyền phổ biến nhất hiện nay tại nước ta. Bên nhượng quyền vừa cho phép bên nhận nhượng quyền phân phối các sản phẩm vừa chuyển giao các kỹ thuật, công thức kinh doanh, quản lý và huấn luyện nhân viên…
- Nhượng quyền thương mại theo mục tiêu phát triển, hoạt động
- Nhượng quyền thương mại vùng, theo khu vực
- Hình thưc nhượng quyền thương mại độc quyền, riêng lẻ
TQua bài viết tham khảo trên, tùy vào nguồn ngân sách, dựa vào các tiêu chí hoạt động cũng như mục đích kinh doanh bạn có thể lựa chọn hình thức nhượng quyền thương mại phù hợp nhất. Mô hình nhượng quyền thương mại sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả đôi bên. Song vẫn phải đảm bảo những chiến lược phát triển phù hợp.