Khi ly hôn, một trong những điều chắc chắn cần hai vợ chồng bàn bạc kỹ lưỡng chính là việc ai sẽ là người nuôi con. Phương thức và mức tiền cấp dưỡng là bao nhiêu. Vậy câu hỏi đặt ra là “Có phải cấp dưỡng 1 lần cho con sau khi ly hôn không?” Hãy cùng công ty luật GV LAWYERS tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây
Quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định trong:
Dựa theo điều 82 Luật hôn nhân gia đình quy định về Nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn:
- “Vợ hoặc chồng không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền của con được sống chung với người được trực tiếp nuôi.
- Vợ hoặc chồng không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ thăm nom con mà sẽ không bị ai được cản trở.”
Điều 115 Luật hôn nhân và gia đình quy định về mức cấp dưỡng sau ly hôn rằng mức cấp dưỡng do vợ và chồng thỏa thuận trước, nếu không thể thỏa thuận được tòa án sẽ đưa ra quyết định căn cứ trên tình trạng thực tế và khả năng thu nhập, hoàn cảnh của chồng và vợ để quyết định mức cấp dưỡng cho phù hợp cho hai vợ chồng.
Ngoài nghĩa vụ phải tôn trọng quyền của con, và thăm nom con thì cha/mẹ khi không phải là người nuôi con sau khi ly hôn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Đây là nghĩa vụ bắt buộc sau khi hai vợ chồng ly hôn.
Phương thức cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con
Phương thức cấp dưỡng sẽ được xác định thông qua sự thỏa thuận giữa hai vợ chồng bằng văn bản hoặc bằng miệng. Nếu cả hai không thể tự thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án quyết định theo quy định Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Cụ thể sẽ có hai phương thức sau:
Cấp dưỡng cho con theo định kỳ:
Đến thời gian nhất định cấp dưỡng, người không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa cụ cấp dưỡng số tiền theo quy định. Tuy nhiên, nếu trong quá trình cấp dưỡng mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng có tình trạng khó khăn về kinh tế, không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ thì hai bên có thể thỏa thuận lại với nhau về mức cấp dưỡng hoặc có thể tạm ngừng cấp dưỡng nếu cả hai bên đồng ý. Tòa án sẽ giải quyết trong trường hợp hai bên không thể thỏa thuận được.
Cấp dưỡng một lần cho con
Thực tế phương thức này sẽ có lợi cho con hơn bởi tránh tình trạng trốn tránh trách nhiệm cấp dưỡng và trẻ và người trực tiếp nuôi con được hưởng phần hoa lợi, lợi tức phát sinh từ khoản tiền cấp dưỡng đó. Nhưng vì cấp dưỡng một lần cho con nên số tiền sẽ tương đối lớn, vì thế người cấp dưỡng phải có điều kiện kinh tế thì hãy chọn cách cấp dưỡng này.
Mức cấp dưỡng một lần sau ly hôn được xác định thế nào?
Số tiền cấp dưỡng sau khi ly hôn được quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
Mức cấp dưỡng do người không có nghĩa vụ trực tiếp nuôi con và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào mức thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ phải cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Nếu không thể tự thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Theo đó, mức cấp dưỡng một lần sau ly hôn được xác định dựa trên cơ sở tự nguyện, tôn trọng sự thỏa thuận giữa người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng cũng như người giám hộ của người được cấp dưỡng. Trường hợp hai bên vợ và chồng không thể thỏa thuận được với nhau thì mức cấp dưỡng một lần được xác định căn cứ vào các yếu tố sau:
- Thu nhập và khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Căn cứ vào mức thu nhập thường xuyên hoặc tài sản còn lại của người đó sau khi đã trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của họ.
- Nhu cầu thiết yếu của người con: dựa trên mức chi tiêu cần thiết của con theo mức sống trung bình ở độ tuổi tương tự tại nơi con cư trú. Bao gồm các chi phí cần thiết về ăn ở, mặc và đi lại, học hành, khám chữa bệnh cũng như các chi phí cần thiết khác nhằm bảo đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng.
XEM THÊM: Dịch vụ tư vấn luật hôn nhân và gia đình
Vậy có nên cấp dưỡng một lần sau ly hôn không?
Có thể thấy được rằng việc áp dụng phương thức cấp dưỡng một lần sau khi ly hôn có thể giúp hạn chế được tình trạng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo định kỳ và bảo vệ quyền lợi của người được cấp dưỡng. Ngoài ra, khi thực hiện cấp dưỡng một lần sẽ giúp cơ quan thi hành án dân sự kiểm soát được dễ dàng hơn.
Bên cạnh những ưu điểm của phương thức này, cấp dưỡng một lần sau ly hôn cũng có những nhược điểm như: cấp dưỡng một lần sau ly hôn thông thường khoản trợ cấp sẽ tương đối lớn điều này gây khó khăn cho cho người phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Bơi không phải bất cứ người nào cũng có thể đủ tài chính để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần. Khi các bên đã lựa chọn áp dụng phương thức này nhưng không thể thực hiện được thì quyền lợi của con sẽ không được bảo đảm. Đây là lý do khiến phương thức này rất ít được ưu tiên áp dụng trên thực tế.
Dựa trên những thông tin tham khảo được trình bày ở trên, bạn có thể thấy rằng, nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn có thể được thỏa thuận giữa hai bên chứ không phải bắt buộc phải thực hiện cấp dưỡng một lần. Mức cấp dưỡng cũng dựa trên tình hình tài chính cũng như tài sản thực tế của bạn để đưa ra quyết định.