Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần chuẩn bị những gì?

Bạn đang tìm hiểu về hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm những gì theo quy định của pháp luật hiện hành. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức và cá nhân khác nhau. Dấu hiệu của nhãn hiệu có thể là chữ, là hình (logo), hoặc là kết hợp cả chữ và hình dùng cho hàng hóa dịch vụ nhất định. Để hiểu hơn về hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần chuẩn bị những gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây:

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm những gì?

Tài liệu chung

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
  • Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu;
  • Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;
  • Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu.

Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận

Ngoài những tài liệu cần thiết nêu trên khi khách hàng đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần cung cấp thêm như sau:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù),  tính chất của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể được dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc nhãn hiệu có chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
  • Bản đồ xác định về lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận về nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

Ai là người có quyền đăng ký nhãn hiệu

Quyền sở hữu công nghiệp đối với các nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ 2005, tổ chức và cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu gồm:

  • Đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc là dịch vụ do mình cung cấp.
  • Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm được mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất. Với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm, đồng thời không phản đối việc đăng ký đó.
  • Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp được quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để những thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.
  • Tổ chức có chức năng kiểm soát, đặc tính, nguồn gốc, chứng nhận chất lượng hoặc tiêu chí khác có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ về quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận. Với điều kiện không tiến hành sản xuất và  kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

Cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu

  • Tổ chức và cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam. Tổ chức và cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam thì nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp/ đăng ký nhãn hiệu  trực tiếp hoặc có thể thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
  • Cá nhân nước ngoài không thường trú ở Việt Nam, tổ chức và cá nhân nước ngoài không có cơ sở kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam thì cần nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

XEM THÊM: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định pháp luật

Như vậy, để được pháp luật bảo hộ về nhãn hiệu của mình, bạn cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu mà chúng tôi có giới thiệu ở trên. Hy vọng, với những chia sẻ này bạn đọc đã có thể tự mình chuẩn bị được một bộ hồ sơ hoàn chỉnh theo đúng quy định.

5/5 - (500 votes)
Scroll to Top