Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Luật SHTT

Hiện nay, xảy ra rất nhiều trường hợp trong tranh chấp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và các quyền sở hữu công nghiệp nói riêng. Vậy theo quy định,  những hành vi nào được xem là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp? Và những căn cứ nào để xem xét hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ? GVLawyers xin gửi đến bạn đọc một số vấn đề pháp lý, cụ thể như sau:

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

Các hành vi dưới đây bị xem là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, thiết kế bố trí,  kiểu dáng công nghiệp:

  • Sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, sáng chế được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không có khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó và thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất cứ phần nào của thiết kế bố trí có tính nguyên gốc trong thời hạn hiệu lực của văn bằng có bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
  • Sử dụng kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù mà pháp luật có quy định về quyền tạm thời .

Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh

Những hành vi dưới đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:

  • Bộc lộ và sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được sự cho phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
  • Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc bị xui khiến, lừa gạt, mua chuộc, dụ dỗ, ép buộc, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm thu thập, tiếp cận hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;
  • Tiếp cận và thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng việc chống lại những biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp về bí mật kinh doanh đó. Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh  gồm có người được chuyển giao hợp pháp về quyền sử dụng bí mật kinh doanh, chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh.
  • Sử dụng và bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc là có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh. Do đó người khác thu được có liên quan đến 1 trong 4 hành vi trên;
  • Không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm theo đúng quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
  • Tiếp cận và thu thập thông tin thuộc về bí mật kinh doanh của người nộp đơn trong thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng việc chống lại các biện pháp bảo mật từ cơ quan có thẩm quyền;

Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Những hành vi sau đây được thực hiện mà không được cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị xem là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu:

  • Sử dụng dấu hiệu trùng nhãn hiệu được bảo hộ cho dịch vụ, hàng hóa trùng với hàng hoá, dịch vụ có thuộc nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu theo quy định.
  • Sử dụng dấu hiệu có tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho dịch vụ, hàng hóa bị trùng, tương tự hoặc có liên quan tới hàng hoá, dịch vụ có thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó. Nếu việc sử dụng mang khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ đối với hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc có liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó. Nếu việc sử dụng có khả năng gây ra nhầm lẫn về nguồn gốc dịch vụ và hàng hóa.
  • Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc bị tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc có dấu hiệu dưới dạng phiên âm, dịch nghĩa từ nhãn hiệu nổi tiếng cho dịch vụ, dịch vụ bất kỳ. Kể cả dịch vụ, hàng hóa không trùng, không tương tự và không có liên quan đến hàng hoá, dịch vụ thuộc vào danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng. Nếu việc sử dụng tiềm ẩn khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá. Hoặc gây ấn tượng sai lệch trong mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại

Mọi hành vi có sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc có tương tự với tên thương mại của người khác đã sử dụng trước cho cùng loại dịch vụ, hàng hóa hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây ra nhầm lẫn về cơ sở kinh doanh, chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị xem là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.

Hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý

Những hành vi dưới đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ:

  • Sử dụng chỉ dẫn địa lý để được bảo hộ cho sản phẩm, mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý có mang chỉ dẫn địa lý. Nhưng sản phẩm đó không có đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
  • Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý với mục đích lợi dụng uy tín, danh tiếng của chỉ dẫn địa lý;
  • Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc bị tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng bị hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
  • Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu mạnh, rượu vang cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc từ khu vực địa lý tương ứng với các chỉ dẫn địa lý đó. Kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về xuất xứ, nguồn gốc thật của hàng hoá. Hoặc là chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng phiên âm, dịch nghĩa hoặc được sử dụng kèm với các từ loại, dạng, kiểu, phỏng theo hoặc các từ tương tự như vậy.

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Căn cứ xem xét hành vi xâm phạm

Theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP, những hành vi trên chỉ bị xem xét  là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi có đủ những căn cứ sau:
1. Đối tượng bị xem xét thuộc vào phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ. Đối tượng bị xem xét thuộc đối tượng bị nghi ngờ,  bị xem xét nhằm đưa ra kết luận đó có thuộc đối tượng xâm phạm hay không.
2. Người thực hiện hành vi bị xem xét không thuộc là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật, cũng như cơ quan có thẩm quyền cho phép.
3. Hành vi bị xem xét xảy ra ở Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị xem là xảy ra tại Việt Nam nếu có hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm đến người tiêu dùng hoặc người dùng tin ở Việt Nam. Theo đó, nếu hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không xảy ra tại Việt Nam thì pháp luật Việt Nam không được điều chỉnh và không được coi là hành vi xâm phạm.
4. Có yếu tố xâm phạm trong nhóm đối tượng bị xem xét xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

  • Yếu tố xâm phạm là một yếu tố được tạo ra từ hành vi xâm phạm.
  • Việc xác định đối tượng bảo hộ được thực hiện bằng việc xem xét các chứng cứ, tài liệu chứng minh có căn cứ phát sinh, xác lập quyền theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ.
  • Đối với những quyền đã được đăng ký ở cơ quan có thẩm quyền, đối tượng được bảo hộ được xác định vào giấy chứng nhận đăng ký, văn bằng bảo hộ và các tài liệu kèm theo giấy chứng nhận đăng ký, văn bằng bảo hộ đó.
  • Đối với tên thương mại, đối tượng được bảo hộ được xác định dựa trên cơ sở lĩnh vực, quá trình sử dụng và lãnh thổ sử dụng tên thương mại đó.
  • Đối với các bí mật kinh doanh, đối tượng được bảo hộ được xác định dựa trên cơ sở các tài liệu thể hiện bản chất, nội dung của bí mật kinh doanh và  mô tả, thuyết minh về biện pháp bảo mật tương ứng.
  • Đối với các nhãn hiệu nổi tiếng, đối tượng được bảo hộ được xác định dựa vào cơ sở các chứng cứ, tài liệu thể hiện sự nổi tiếng của nhãn hiệu theo tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng.

XEM THÊM: Khái niệm và đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp
Trên đây là một số nội dung về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mà GVLawyers gửi đến bạn đọc. Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về những hành vi này.

5/5 - (500 votes)
Scroll to Top