Công văn giải trình

Công văn giải trình thuế theo mẫu mới nhất

Công văn giải trình là mẫu công văn thường xuyên được doanh nghiệp, tổ chức sử dụng để gửi đến cơ quan thuế. Vì là văn bản liên quan đến vấn đề về thuế, nên nội dung của văn bản cần phải đúng với những quy định của pháp luật. Hãy cùng GV Lawyers tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết “Công văn giải trình thuế theo mẫu mới nhất” dưới đây.

Mẫu công văn giải trình thuế 01

Công ty TNHH………
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o——-
Số:…………../CV-GT ……….., ngày … tháng … năm……..

CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH

V.v………………………..

(Đính kèm biên bản vi phạm hành chính về thuế)
Kính gửi: CHI CỤC THUẾ ……………………………….
Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………..
Mã số thuế: ……………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………..
Điện thoại: ……………………………………………………………………
Người đại diện: ………………………………. – Chức vụ: …………….

Ngày ….. tháng …….. năm ……….., chúng tôi nhận được công văn của Chi cục thuế quận ……………………. về việc ……………………. Chúng tôi xin trình bày lý do trong công văn giải trình như sau:
– ………………………………………………………………………………….
– ………………………………………………………………………………….
– ………………………………………………………………………………….

Vì vậy, Công ty ………………………………………… kính đề nghị Chi cục thuế quận ………………………… xem xét các tình tiết giảm nhẹ để giảm mức phạt vi phạm hành chính, tạo điều kiện cho Công ty kê khai và nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
 
 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT                      
[mkd_separator class_name=”” type=”full-width” position=”center” color=”#C0C0C0″ border_style=”dashed” width=”” thickness=”2″ top_margin=”” bottom_margin=””]

Mẫu công văn giải trình thuế 02

Công ty TNHH………
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o——-
Số: ……………. ………….., ngày…tháng….năm….

CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH
(V/v: ………………………)

Kính gửi: CHI CỤC THUẾ ………………………

Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………………….

Người đại diện theo pháp luật: ………………………….. – Chức vụ: ………………………….

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ……………………………….. fax: ………………………………………………………….

Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………………

Ngành nghề kinh doanh: …………………………………………………………………………….

Nội dung giải trình ……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

Nay Công ty chúng tôi làm công văn giải trình này, gửi tới Chi cục thuế ………………………………….. để giải trình về việc ……………………………………………………………………….

Công ty chúng tôi xin cam kết nội dung trên là đúng và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Xin trân trọng kính chào!

Nơi nhận:

– Như trên;

– Lưu;

 
 

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP           
GIÁM ĐỐC                         

[mkd_separator class_name=”” type=”full-width” position=”center” color=”#C0C0C0″ border_style=”dashed” width=”” thickness=”2″ top_margin=”” bottom_margin=””]

Những nguyên nhân dẫn đến phải giải trình với cơ quan thuế

Mẫu công văn giải trình là mẫu các công văn được doanh nghiệp sử dụng để giải trình vấn đề liên quan đến thuế, chẳng hạn như giải trình các sai sót khi kê khai thuế, viết sai hóa đơn GTGT, v..v..

Quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính về thời hạn, thủ tục giải trình vi phạm hành chính về thuếnhư sau:

  • Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản: tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính thuế phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuế trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;
  • Đối với trường hợp giải trình trực tiếp: cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuế phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 02 ngày làm việc;
  • Hành vi trốn thuế bị xử phạt theo số lần thuế trốn; hành vi không trích chuyển tiền trong tài khoản của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế sẽ bị lập biên bản vi phạm hành chính về thuế;
  • Tổ chức, cá nhân vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế;
  • Tổ chức, cá nhân có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn bị xử phạt theo tỷ lệ phần trăm (%) quy định tại Điều 107 Luật quản lý thuế.

 
Trên đây là hai mẫu công văn giải trình thuế với nội dung đã được cập nhật theo mẫu mới nhất. Một số lưu ý cũng đã được chúng tôi liệt kê cụ thể ở đây. Hi vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích mà bạn đọc đang tìm kiếm.
XEM THÊM: Dịch vụ tư vấn luật thuế
[mkd_separator type=”full-width” color=”#da1e48″ thickness=”2″]

CÔNG TY LUẬT GLOBAL VIETNAM LAWYERS

Hồ Chí Minh| Lầu 8, Tòa nhà Centec Tower, 72-74 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh| +84 (28) 3622 3555

Hà Nội| Lầu 10A, Tòa Nhà CDC, 25 Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội| +84 (24) 3208 3555

Đà Nẵng| Regus Business Center, Lầu 3, Tòa Nhà Indochina Riverside, 74 Bạch Đằng, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
 
 
 
 
 
 

5/5 - (500 votes)
Scroll to Top