bhxh

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần

Sau khi nghĩ việc, bạn được quyền hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần, và việc này thường được thực hiện bởi kế toán. Nhưng bạn là người lao động, quyền lợi đó ảnh hưởng trực tiếp tới bạn. Vậy nên bạn luôn muốn biết để tham gia và tính toán cho mình hiểu.

Còn nếu bạn là kế toán thì hãy cùng công ty luật GV Lawyers xem các thông tin hữu ích dưới đây nhé

I. Điều kiện hưởng BHXH 1 lần

Căn cứ theo Điều 60 của bộ Luật BHXH Việt Nam số 58/2014/QH13 quy định rõ trong 06 trường hợp được nhận BHXH 1 lần bao gồm:

– Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH sẽ được hưởng;

– Đủ 55 tuổi mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH nữa và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện (đối với người lao động nữ hoạt động ở xã, phường, thị trấn);

– Ra nước ngoài để định cư vĩnh viễn;

– Người đang bị mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, xơ gan cổ chướng, bại liệt, phong, lao nặng, bị bệnh HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

– Công an, bộ đội khi phục viên, được  xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu;

– Người tham gia BHXH bắt buộc sau hơn 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau đúng 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng (Theo Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13).

II. Hồ sơ hưởng BHXH 1 lần bao gồm

– Sổ BHXH;

– Đơn đề nghị hưởng Trợ cấp BHXH 1 lần (mẫu 14-HSB);

– CMTND và sổ hộ khẩu/sổ tạm trú để đối chiếu;

– Đối với người ra nước ngoài để định cư có thêm một trong các giấy tờ bắt buộc sau:

+ Giấy xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam;

+ Bản dịch tiếng Việt đã được chứng thực hoặc công chứng của một trong các giấy tờ sau đây:

+ Hộ chiếu do nước ngoài cung cấp;

+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp và có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;

+ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; các loại giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp

– Trích sao y hồ sơ bệnh án thể hiện người lao động đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, xơ gan cổ chướng, bại liệt, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

XEM THÊM: Dịch vụ luật sư tư vấn luật bảo hiểm
bhxh

III. Thời gian giải quyết hồ sơ BHXH 1 lần

Cơ quan BHXH sẽ giải quyết trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các loại hồ sơ theo đúng quy định.

IV. Hướng dẫn chi tiết cách tính BHXH 1 lần

Dưới đây văn phòng luật GV Lawyers sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách tính BHXH 1 lần.

Căn cứ Khoản 4, Điều 19, của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định cách tính BHXH 1 lần được chi trả dựa trên thời gian của người lao động tham gia BHXH và mức bình quân về tiền lương (MBQTL) tháng đóng BHXH như sau:

Công thức: Mức hưởng = (1,5 x MBQTL x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x MBQTL x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)

1. Về mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tính như sau

Công thức: MBQTL = Số tháng đóng BHXH x Mức đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm

2. Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH
Căn cứ Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 26/12/2018 quy định mức điều chỉnh tiền lương và Thu nhập tháng đã đóng BHXH như sau:

Xem thêm: Cách tính BHTN mới nhất

3. Lưu ý về thời gian tham gia BHXH
Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 – 06 tháng và được tính là nửa năm, từ 07 – 11 tháng được tính là một năm.

Ví dụ:

Ông Nguyễn Văn An 37 tuổi có thời gian tham gia BHXH từ tháng 10/2017 đến tháng 12/2018 như sau:

Từ tháng 10/2017 – 12/2017: mức lương 4.500.000đ.

Từ tháng 01/2018 – 12/2018: mức lương 5.278.000đ.

Ông An có thời gian tham gia BHXH là 1 năm 3 tháng và chưa đủ tuổi hưởng lương hưu và có nguyện vọng hưởng trợ cấp BHXH 1 lần. Mức hưởng BHXH 1 lần như sau:

Thời gian tham gia BHXH của ông An trước năm 2014 bằng O và thời gian tham gia BHXH của ông An là sau ngày 01/01/2014 ( từ năm 2017 đến 2018) do đó thời gian đóng BHXH của ông A là 1 năm 4 tháng

Trợ cấp BHXH 1 lần: = {(1,3 x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)} x MBQTL

= 0 + (2 x 1,3 năm x MBQTL)

= 2 x 1,3 x 4.638.778 = 12.060.823 (đ)

Hy vọng chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã đọc.
 
 
 
 
 

5/5 - (500 votes)
Scroll to Top